Chào mừng các bạn đến với web thiết bị mầm non Hà Vũ: Chúc Quý Khách Thành Đạt Trong Cuộc Sống. mọi thông tin vui lòng liên hệ trên.
Tâm lý của trẻ thường là "nghĩ sao nói vậy" nên đôi khi khiến cho người lớn phiền lòng.
Nói dối là điều không hay chút nào, nhưng "nói dối" để tránh gây tổn thương tới người khác lại là điều nên làm. Cha mẹ cần phải làm gì để giúp con phân biệt được hai kiểu "nói dối" ấy.
Từ món quà sinh nhật...
Tâm lí của trẻ thường là "nghĩ sao nói vậy" nên đôi khi khiến cho người lớn phiền lòng. Hôm qua là ngày sinh nhật của bé An. Bác của bé An tặng bé một con búp bê mà bác vừa chọn mua ở siêu thị.
Vừa trông thấy món quà, An đã xịu mặt: "Cháu thích con búp bê của bố Minh mua hơn vì nó còn biết khóc và biết cười nữa". Mẹ An thấy thế bèn đỡ lời: "Nhưng tóc của con búp bê này dài hơn. Con có thể chải và tết tóc cho em bé".
Dù bác An chỉ cười xòa nhưng mẹ thừa hiểu là bác cũng đang buồn vì bị An chê món quà sinh nhật. Bọn trẻ đứa nào cũng thật thà, cứ nghĩ gì là y như rằng lại nói ra.
Tâm lý của trẻ thường là "nghĩ sao nói vậy" nên đôi khi khiến cho người lớn ph
Đây không phải là lần đầu tiên An khiến mẹ phải lâm vào tình huống khó xử như thế. Đã đến lúc mẹ cần phải giúp An phân biệt được thế nào là cách nói giảm nhẹ để tránh làm tổn thương người khác.
Dạy con... "nói dối ngọt ngào"
Quá trình hướng dẫn không hề đơn giản bởi thật khó để trẻ hiểu được rằng thế nào là lời "nói dối ngọt ngào" vô hại và thế nào là lời nói dối đáng bị lên án. Nhiều phụ huynh cũng phàn nàn rằng, trong quá trình dạy con, bọn trẻ tiếp thu lời người lớn một cách khá máy móc rồi áp dụng theo hướng có lợi cho chúng.
Chẳng hạn, khi mắc một lỗi gì đó, trẻ cố tình nói dối hòng che đậy lỗi lầm của mình và khi bị cha mẹ phát hiện ra, chúng bào chữa rất khôn khéo: Con nói dối vô hại đấy chứ. Nếu con nói thật, mẹ sẽ mắng con thì sao?
Trẻ bào chữa cho mình bằng chính những gì mà người lớn đã dạy. Trong trường hợp này, việc bạn cần làm là giải thích cặn kẽ và đưa ra hàng loạt ví dụ để con có thể tưởng tượng và hiểu rõ.
Qua ví dụ ấy, bố mẹ nên phân tích tình huống để trẻ biết rằng, lời nói dối nào có thể được chấp nhận hoặc lời nói dối nào đáng bị khiển trách.
Thông thường, lời "nói dối ngọt ngào", vô hại chỉ được dùng để tỏ rõ thiện ý, nói lời cảm ơn hoặc để giảm nhẹ bằng sự thật quá đau lòng. Những lời "nói dối" kiểu này không được dùng thường xuyên và chỉ được sử dụng trong những tình huống đặc biệt.
Nói chung, trẻ vẫn cần phải trung thực và không được xuyên tạc sự thực.
Tránh làm tổn thương người khác
"Khuấy động" sự nhạy cảm ở trẻ: Yêu cầu con tưởng tượng rằng con đang đứng với bao bạn bè ở sân trường thì một bạn khác chạy tới chỗ con, chỉ vào chiếc áo con đang mặc và chê là nó rất xấu và chẳng hợp mốt tẹo nào.
Cảm nghĩ của con lúc ấy sẽ ra sao? Chắc chắn là trẻ rất buồn và có cảm giác ngại ngùng, xấu hổ với bao bạn bè quanh mình nữa. Bạn hãy giải thích cho con rằng dù người bạn kia nói thật, cho dù chiếc áo của con thật sự không đẹp nhưng lời nói ấy vô tình làm con bị tổn thương. Và như thế, "câu nói thành thật" lại không được khích kệ trong trường hợp này.
Suy nghĩ và cân nhắc: Luôn nhắc nhở con rằng trước khi đưa ra một lời bình phẩm về ai đó, hãy dừng lại và phút và nghĩ xem, liệu lời bình phẩm này sẽ ảnh hưởng tới người kia như thế nào.
Cha mẹ nên khuyến khích con cố gắng phỏng đoán cảm giác của người khác. Nếu có bất kì sự nghi ngờ nào về việc người kia sẽ buồn hoặc cảm thấy bị tổn thương về lời bình phẩm, con nên giữ im lặng hoặc nói theo một hướng tích cực hay giảm nhẹ hơn.
Hãy kiên nhẫn: Đừng mong rằng trẻ sẽ sớm hiểu những lời bạn nói chỉ trong một sớm, một chiều. Bạn cần dạy con một cách bình tĩnh, kiên nhẫn thông qua những tình huống có thực hàng ngày.
Dần dần, trẻ sẽ tiến bộ và phân biệt được cả lúc nào nên trung thực, và lúc nào "nói dối" nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương tới người khác.
Theo Mẹ & bé
Tag: Tâm lý
Bạn Đã Xem Chưa ?
Danh Mục Sản Phẩm
Tin Tức Giáo Dục
Xem nhiều trong tuần
Chuyên cung cấp thiếi bi mầm non ,mẫu giáo,Bàn Ghế , Kệ Gỗ , Bộ Liên Hoàn, khu vui chơi