Chào mừng các bạn đến với web thiết bị mầm non Hà Vũ: Chúc Quý Khách Thành Đạt Trong Cuộc Sống. mọi thông tin vui lòng liên hệ trên.
Chà, mẹ sẽ bù đầu suốt ngày với bãi chiến trường ngổn ngang đồ chơi của bé đây, vì đây là giai đoạn bé bắt đầu khám phá những đồ vật và công dụng của chúng. Bé thích nhìn bạn nhặt đồ lên mỗi khi bé thả rơi chúng, và từ lúc này bạn sẽ biết thế nào là những phút “chia ly đầy nước mắt” của bé khi bạn chuẩn bị rời xa bé đi đâu đó.
Khám phá đồ đạc
Bé yêu của bạn giờ đây khám phá các món
đồ bằng cách lắc, đập, thả, và ném chúng trước khi quay trở lại phương
pháp bỏ vào miệng gặm. Ở bé bắt đầu xuất hiện khái niệm món đồ nào dùng
để làm gì (ví dụ lược dùng để chải đầu), do đó nếu ta bố trí nhiều đồ
vật xung quanh để bé có thể tha hồ đánh, ấn, vặn, xiết, lắc, thả, và mở
thì bé sẽ rất thích thú. Bé cũng sẽ rất thích các đồ chơi có các chức
năng chuyên biệt như điện thoại. Nếu bé chưa tự cầm điện thoại đưa lên
tai được thì bạn hãy cầm giúp bé và giả bộ như đang nói chuyện điện
thoại với bé. Trong vài tháng tới, bé sẽ bắt đầu sử dụng các đồ vật có
mục đích – chải tóc, uống nước bằng ly, và bi bô với chiếc điện thoại đồ
chơi.
Khi cùng xem sách hoặc tranh ảnh với bé,
bạn hãy gọi tên một đồ vật trong tranh rồi xem bé bắt đầu dùng ngón tay
để chỉ hoặc nhìn vào chính xác hình ảnh của món đồ bạn vừa gọi tên đó –
đặc biệt nếu món đồ là một cái gì đó quen thuộc (như mắt, mũi, miệng)
hoặc những thứ bé yêu thích (như một con chó hoặc một con vịt cao su).
Ngoài ra, ở giai đoạn này, bé thích nhìn
thấy những thứ rơi xuống, rồi được bạn nhặt lên, và rồi lại ném xuống
đất. Bé không cố ý chọc bạn tức đâu, chẳng qua là bé muốn nhìn đi nhìn
lại những hình ảnh thú vị thôi.
Cuộc sống của bạn: Giải quyết nỗi lo xa mẹ của bé
Nếu bạn phải gửi bé cho người khác chăm
sóc thì việc bé bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lo lắng khi phải xa mẹ là
bình thường thôi. Thực sự đó là một dấu hiệu cho thấy bé phát triển
bình thường và khỏe mạnh. Nói vậy không phải để bạn cảm thấy dễ hơn khi
chứng kiến những lúc bé buồn khổ mà đó là sự thật.
Sau đây là một vài cách giúp cả bạn và bé vượt qua được nỗi buồn khi phải tạm xa nhau:
- Nói lời tạm biệt với bé một cách tình
cảm nhưng đơn giản, dứt khoát. Cố gắng đừng kéo dài việc chia tay hoặc
tỏ ra mủi lòng khi thấy bé khóc.
- Dứt khoát đi một khi đã nói tạm biệt.
Đừng quay lại kiểm tra xem bé có ổn không. Điều đó chỉ khiến cho mọi thứ
càng thêm khó khăn với cả bạn và bé thôi.
- Gọi điện khi tới nơi. Để yên tâm thì
bạn hãy gọi điện hỏi người giữ trẻ xem bé như thế nào. Nhiều khả năng là
bé nín khóc ngay sau khi bạn vừa đi khỏi và đang mải chơi.
- Khi trở về nhà hãy dành thời gian đặc biệt cho bé nhằm củng cố lại tình cảm.
- Các bé có những phản ứng khác nhau khi
phải rời cha mẹ. Nếu bé của bạn quá khổ sở khi phải rời xa bạn thì nếu
được, bạn và chồng có thể thay phiên nhau
Tag: 6-9 tháng
Bạn Đã Xem Chưa ?
Danh Mục Sản Phẩm
Tin Tức Giáo Dục
Xem nhiều trong tuần
Chuyên cung cấp thiếi bi mầm non ,mẫu giáo,Bàn Ghế , Kệ Gỗ , Bộ Liên Hoàn, khu vui chơi