Chào mừng các bạn đến với web thiết bị mầm non Hà Vũ: Chúc Quý Khách Thành Đạt Trong Cuộc Sống. mọi thông tin vui lòng liên hệ trên.

Từ 6-12 tháng tuổi


Từ 6-12 tháng tuổi

Kích thích giác quan

Hình ảnh
Cuối cùng thì bé của bạn cũng đã có thị lực hoàn chỉnh để có thể cảm nhận được chiều sâu. Bé đã biết thích thú với đủ loại màu sắc khác nhau, tất nhiên là những món đồ chơi có màu sắc tươi sáng bao giờ cũng thu hút bé hơn.
thietbimamnonhavu.com - Bé và đồ chơi
Bé thích những đồ chơi có màu tươi sáng - Ảnh: Inmagine
Âm thanh
Hãy thử cho bé nghe nhiều loại nhạc khác nhau và cùng nhún nhảy với bé. Bé đã đủ lớn để thích thú tự mình điều khiển các đồ chơi phát nhạc. Ca hát và trò chuyện với bé như những người bạn sẽ khiến bé hứng thú và giúp bé rèn luyện những kỹ năng xã hội rất tốt về sau này.
Xúc giác / vị giác
Vào thời điểm này, bé đã có thể nắm lấy bất cứ thứ gì trên đường đi của mình. Bé muốn khám phá những đồ vật lạ mắt bằng cách chạm bàn tay mình vào chúng và thậm chí là bằng cách thử cho chúng vào miệng. Đây chính là thời điểm để bé bắt đầu khám phá thế giới xung quanh. Hãy để các món đồ chơi an toàn, không độc hại xung quanh bé và nhờ đó, bé có thể khám phá được nhiều hình dạng, kích thước và cấu trúc khác nhau.

Kỹ năng vận động tinh

thietbimamnonhavu.com - Đồ chơi
Ảnh: Inmagine
Ở độ tuổi này, bé rất thích thú các món đồ chơi, bé sẽ làm mọi cách để có được món đồ chơi mà mình thích và sẽ khóc khi bị người khác lấy mất món đồ chơi của mình. Bé sẽ bắt đầu thực hiện các thao tác mới với những món đồ chơi quen thuộc. Bé cũng có thể chuyền món đồ chơi từ tay này sang tay kia và có thể lật được các trang sách của mình.
Những bộ đồ chơi hình khối hoặc kiểu đồ chơi tác động- kết quả bắt đầu phù hợp với bé và bé sẽ học cách sử dụng các món đồ chơi hướng đến một mục đích nào đó. Những trò chơi kiểu như đưa cái này, lấy cái kia sẽ chiếm hết cả thời giờ của bé. Một em bé khoảng 9 tháng tuổi bỗng dưng hứng thú với việc khám phá và lục tung mọi thứ trong chiếc hộp, ngăn kéo hay kệ đựng đồ thì không có gì đáng bất ngờ. Khoảng 1 tháng sau đó, bé lại quan tâm nhiều hơn đến việc sắp xếp các món đồ chơi của bé vào thùng đồ chơi (nơi mà trước kia bé thích lục tung lên).

Cột mốc kỹ năng vận động thô

Cách tốt nhất bạn có thể làm để giúp con bạn tiến đến những cột mốc quan trọng về thể chất là cho bé nhiều cơ hội để phát triển và khám phá. Các bé thường xuyên được bế bồng hoặc cho ngồi một chỗ sẽ không có cơ hội để khám phá ngay cả khi bé đã sẵn sàng và hoàn toàn có thể làm được. Khi được khoảng 1 tuổi, em bé đã có thể chơi trò lăn bóng qua lại cùng bạn.

Tăng cường trí tuệ

Vào thời điểm này, bé đã có thể nhận thức được lời nói và cử chỉ. Ngay cả trước khi bé biết nói, bạn cũng có thể giao tiếp và truyền đạt những ý tưởng đơn giản thông qua các dấu hiệu hoặc cử chỉ. Trong vòng hai Năm đầu đời, chính những dấu hiệu và cử chỉ này được xem là một cách để bé giải tỏa được những nỗi thất vọng, tức giận hoặc bày tỏ sự đòi hỏi của mình. Nếu em bé của bạn học được cách vẫy tay, vỗ tay hoặc “mi gió” có nghĩa là bé đã sẵn sàng để học những ký hiệu giao tiếp cơ bản.
>> Học mà chơi – bé từ 12 tháng tuổi trở lên



Tag:

Chia sẻ bài viết : like hay g+ Các Bạn Nhé :


Bạn Đã Xem Chưa ?