Chào mừng các bạn đến với web thiết bị mầm non Hà Vũ: Chúc Quý Khách Thành Đạt Trong Cuộc Sống. mọi thông tin vui lòng liên hệ trên.

Hai bàn tay đã trở thành công cụ của bé



Hai bàn tay đã trở thành công cụ của bé, hãy tìm hiểu xem bé sử dụng chúng với những mục đích khác nhau như thế nào và trong mỗi trường hợp thì bạn cần làm gì để giữ an toàn cho bé. Ngoài ra, bạn cũng sẽ tìm thấy một số lời khuyên nếu muốn cho bé đi ăn tối ở ngoài cùng với gia đình.

Chụp, lắc, nắm

Rất dễ nhận ra những vận động lớn của bé như bé ngồi, lăn, và đưa tay đòi bế. Bạn cũng có thể quan sát thấy những vận động nhỏ hơn nhưng không kém phần quan trọng của bé.
Bé đang học cách sử dụng các ngón tay, riêng lẻ và cùng lúc với nhau. Bé biết được rằng các ngón tay dùng để đập vào các đồ vật, để cầm nắm, rung lắc các vật khác nhau và để bỏ đồ chơi vào miệng. Giờ là lúc bạn có thể xem bé học cách sử dụng các ngón tay để bốc những món đồ rất nhỏ lên.
thietbimamnonhavu.com - Bé 6 tháng tuổi
Bé đã phát hiện ra tay mình có thể làm được rất nhiều thứ và sẽ tận dụng khả năng mới này với mọi tình huống có thể - Ảnh: Corbis
Thị lực của bé đã phát triển và mắt bé rất tinh tường – bé có thể nhìn thấy được một vật nhỏ xíu, chẳng hạn như một hạt nho khô rơi trên sàn nhà. Khi muốn bốc các vật nhỏ lên, bé dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa như cái cào hoặc cái gắp vậy. Hầu hết các bé phải vài tháng nữa mới hoàn thiện kỹ năng này nhưng từ giờ bạn đã nên chú ý đến vấn đề an toàn cho bé. Bạn phải hết sức cẩn thận với những món đồ nhỏ nằm trong tầm với của bé và hãy dành thời gian để xem xét và có biện pháp để giữ an toàn cho bé.
Bé đã hoàn thiện kỹ năng nắm giữ một vật trong tay, giờ bé bắt đầu học cách thả ra. Có thể bạn sẽ thấy bé nhặt một vật lên, chuyền qua tay bên kia rồi chuyền về lại tay bên này, cứ lặp đi lặp lại như vậy nhiều lần. Trong vài tháng tới, bé sẽ tiếp tục học cách sử dụng các ngón tay để điều khiển các vật nhỏ.
Một số bé thích các vận động lớn hơn các vận động nhỏ. Bạn cần hiểu rằng mỗi bé có một sở thích và mối quan tâm riêng, không bé nào giống bé nào.
Ở giai đoạn này thật khó mà ngăn các phụ huynh không so sánh con mình với con người khác. Một số bé bây giờ đã có thể di chuyển bằng cách trườn nhưng có những bé chỉ thích ngồi và quan sát. Dù bé vận động lớn hay vận động nhỏ, tất cả các bé ở giai đoạn này đều chủ động học hỏi xem cơ thể mình có thể làm được những gì.

Những tiếng bập bẹ đầu tiên

thietbimamnonhavu.com  - Cho bé đi ăn tối bên ngoài
Lúc này, bé đã sẵn sàng để đi ăn tối ở ngoài cùng cả nhà - Ảnh: Corbis
Nhiều bé bắt đầu bập bẹ từ khi 6 tháng tuổi. Có thể bạn sẽ nghe thấy bé nói “mamamama” hay “babababa” – những từ mà bạn đã mong đợi từ rất lâu. Thông thường bé sẽ nói “babababa” trước. Điều đó không có nghĩa là bé muốn nhận ba trước. Bé sẽ bi bô rất nhiều âm khác nhau và có thể lần lượt hết âm này rồi mới đến âm khác.
Nhiều phụ huynh thắc mắc không biết bé chỉ tình cờ phát âm “ba”, “ma” thôi hay là bé muốn gọi ba mẹ. Có thể bé chỉ tình cờ mà thôi nhưng bạn vẫn hãy đáp lại lời bé và lặp lại những âm thanh này. Bé sẽ sớm gọi đúng ba và mẹ thôi.

Đưa bé đi ăn tối ở ngoài

Nếu bé đã có thói quen ngồi trên ghế cao khi ăn thì việc đưa bé đi ăn ngoài sẽ rất thú vị. Quan trọng là bạn phải chuẩn bị trước khi đưa bé đi. Dưới đây là một số lời khuyên từ những phụ huynh có kinh nghiệm khác:
  • Chọn một quán ăn luôn có sẵn chỗ ngồi hoặc cho đặt chỗ trước.
  • Chọn quán ăn có ghế cao dành cho bé.
  • Hãy đi sớm – ăn tối trễ sẽ làm các bé không vui đâu.
  • Chọn một chỗ ngồi gần cửa sổ hoặc phía ngoài.
  • Người đi qua đi lại hoặc xe chạy ngoài đường sẽ làm bé chú ý. Nếu quán ăn có tháp phun nước thì càng lý tưởng hơn nữa.
  • Nếu bé đã ăn dặm, bạn hãy gọi món ngay khi vừa đến. Bé không thể chờ đợi được nếu đói bụng. Bạn có thể cho bé các thức ăn bốc (nếu có loại phù hợp) để bé có dịp dùng đến các ngón tay của mình.
  • Hãy cẩn thận với chén đĩa, chai lọ trên bàn vì bé rất thích đưa tay chụp lấy.
  • Nếu bé làm bẩn hoặc rơi vãi đồ khắp nơi thì khi ăn xong, bạn hãy cố gắng dọn dẹp nhiều nhất có thể và boa nhiều hơn cho các nhân viên phục vụ.

Các dấu hiệu bị dị ứng thực phẩm

Tháng này có thể bạn đã cho bé ăn dặm được một thời gian rồi và giờ tiếp tục cho bé ăn hỗn hợp các loại thực phẩm khác nhau hoặc mới chỉ bắt đầu tập cho bé ănthử. Nhiều bé tới tháng này mới sẵn sàng để ăn dặm.
Bạn hãy chú ý nếu gia đình có tiền sử dị ứng thức ăn thì bạn hãy báo cho bác sĩ của bé biết. Trường hợp này, bạn nên chờ sau 6 tháng rồi mới bắt đầu cho bé ăndặm. Một số triệu chứng dị ứng thực phẩm là sung huyết, nghẹt mũi, ngứa mắt, mẫn đỏ và tiêu chảy.
Cho bé ăn những loại thức phẩm được cho là ít gây dị ứng nhất, gồm:
  • khoai lang
  • bột ăn dặm làm từ gạo hoặc lúa mạch
Tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như:
  • dâu
  • chế phẩm từ sữa
  • sô cô la
  • chanh cam
  • lòng trắng trứng
  • các loại quả hạch
  • sò ốc
  • đậu nành
Nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng thức phẩm, dựa vào kinh nghiệm là cách tốt nhất để phòng tránh dị ứng cho bé.



Tag:

Chia sẻ bài viết : like hay g+ Các Bạn Nhé :


Bạn Đã Xem Chưa ?