Chào mừng các bạn đến với web thiết bị mầm non Hà Vũ: Chúc Quý Khách Thành Đạt Trong Cuộc Sống. mọi thông tin vui lòng liên hệ trên.

Trẻ thông minh nhờ một câu hỏi



Hàng triệu người đã nhìn thấy quả táo rơi, nhưng chỉ có Newton biết hỏi "tại sao"? và câu hỏi đó đã làm nên một nhà khoa học vĩ đại.
thietbimamnonhavu.com
Ảnh minh họa.

Trong thuở sơ khai của các hoạt động khoa học công nghệ, đã có hàng triệu người đã nhìn th
ấy quả táo rơi, nhưng chỉ có Newton biết hỏi "tại sao"? và câu hỏi đó đã làm nên một nhà khoa học vĩ đại.

C.J. Simister, nhà giáo dục học, giám đốc Chương trình phát triển nhận thức của đại học Northwood, Anh đã viết rất nhiều sách hướng dẫn giáo dục trẻ mọi lứa tuổi trở nên độc lập, sáng tạo và đặc biệt là có tư duy phản biện.

Tư duy độc lập
Đối với nhiều bậc phụ huynh, để trẻ cởi mở và trình bày hiểu biết sâu sắc về sự vật, sự việc quả là một thách thức. Tuy nhiên, tạo ra một môi trường mà trẻ cảm thấy được khuyến khích thể hiện, trao đổi và cân nhắc về ý tưởng của mình và của người khác thì bạn đang tạo ra một nền tảng vững chắc cho tương lai của trẻ.

Ban đầu, trẻ thường hơi miễn cưỡng khi cùng trao đổi mặc dù chúng ta mở lời với chúng. Đối với câu hỏi "Hôm nay ở trường thế nào?", hầu hết trẻ đều ngờ rằng chúng ta không hỏi về những gì xảy ra ở trường mà đang muốn hỏi việc học hành của trẻ có tốt không.

Nếu bạn muốn trẻ trao đổi nhiều hơn và phát triển chính kiến của trẻ, hãy biến những điều trao đổi thành niềm vui đối với chúng.

Ý tưởng hay nhất là cần có buổi trò chuyện thân mật.

Cần có một chiếc bảng đặc biệt và lôi kéo tất cả mọi người cùng tham gia. Bạn có thể phát cho mỗi thành viên trong gia đình những chiếc thẻ có màu khác nhau, mỗi người sẽ có một màu riêng và ghi lên thẻ đó những câu hỏi thú vị, gắn lên bảng để cùng nhau trả lời. Bạn sẽ viết hộ câu hỏi cho các em bé chưa biết viết. Bằng cách này, cả gia đình có rất nhiều chủ đề để bàn luận.

Tạo ra nhiều chủ đề để tranh luận
1. Đặt câu hỏi "Tại sao...."
Đôi khi chúng ta có thể thách thức mọi người bằng câu hỏi "Tại sao...". Đây là một biện pháp tuyệt vời để dụ trẻ đặt câu hỏi. Thực tế là khi bạn tham gia thì có nghĩa là trẻ học được một bài học quan trọng: đặt câu hỏi không phải là đặc quyền của người lớn.

Tính tò mò chính là dấu hiệu của một tính cách năng động, cởi mở và ham thích giải quyết vấn đề. Nó không chỉ là điểm cốt yếu để học tốt và nghiên cứu giỏi mà còn là điểm mấu chốt để cải tiến và phát triển.

Trẻ có thể hỏi nhiều câu hỏi như tại sao mèo lại có ria, cuộc sống sẽ như thế nào nếu chúng ta sống đến 200 tuổi, tại sao có chiến tranh. Đôi khi chúng ta tạo ra những câu hỏi tại sao có liên quan đến các bài học ở trường.

2. Tưởng tượng tình huống

Chọn một nhân vật nổi tiếng hiện nay để chọn làm người đến chơi nhà và mỗi người sẽ được quyền hỏi ba câu hỏi. Vậy trẻ sẽ hỏi câu gì? Người khách sẽ trả lời như thế nào? Cách này sẽ tạo ra một cuộc tranh cãi.

3. Thảo luận về tin tức
Chọn một chủ đề đưa lên bảng và khuyến khích mọi người sưu tầm các bài báo ngắn, các tít lớn đập vào mắt của các báo thiếu nhi.

Trẻ lớn thường thích các câu chuyện về các loài vật, nhân vật nổi tiếng, không gian và thể thao. Vì vậy có thể bắt đầu bằng các chủ đề này. Khi chúng lớn hơn, các tin nóng thực sự hấp dẫn chúng. Vấn đề khí hậu trái đất nóng lên, cấm hút thuốc nơi công cộng, tự do ngôn luận, khủng bố, các nguồn năng lượng có thể tái tạo ...Danh sách chủ đề dường như vô tận.

Cần ghi nhớ những điều sau đây
1. Không cảm thấy bạn có tất cả các câu trả lời
Chọn những chủ đề vui và thích hợp với trẻ là rất cần thiết vì bằng cách này chúng ta đặt mình ngang tâm với lũ trẻ. Cố gắng đừng áp đặt ý kiến riêng của mình vì điều đó sẽ ngăn cản trẻ có ý tưởng của riêng chúng.

Cách dễ dàng nhất là khiến trẻ nói lên suy nghĩ của chúng hơn là định hướng suy nghĩ của chúng. Bạn không nên là giảng viên mà cả hai nên cùng khám phá.

2. Lắng nghe và phát triển từ những gì trẻ nói
Khi trẻ nói sai, đừng khiến trẻ xấu hổ. Hãy nên nhớ rằng các ý kiến mới hình thành có thể không hoàn hảo nhưng trẻ cần phải được nuôi dưỡng, thử thách và học cách điều chỉnh. Hãy chỉ ra điểm gì đó thú vị trong cách trả lời của trẻ.

Thăm dò trẻ bằng các câu hỏi như "Con có nghĩ có ai đó sẽ có ý kiến khác con không? Họ sẽ trả lời thế nào? Họ có đồng ý hoàn toàn không hay chỉ một phần thôi?..."

3. Dạy trẻ tính linh hoạt
Cho trẻ thấy rằng việc thay đổi ý kiến khi thảo luận là biểu hiện của sự thông minh chứ không phải là kẻ thua cuộc nếu cảm thấy có quan điểm khác mang tính thuyết phục hơn.

Theo VietNamNet




Tag:

Chia sẻ bài viết : like hay g+ Các Bạn Nhé :


Bạn Đã Xem Chưa ?